1. Sổ Đỏ Đồng Sở Hữu Là Gì?
Quy Định Về Đồng Sở Hữu Quyền Sử Dụng Đất
Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo mẫu thống nhất, áp dụng đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Giấy chứng nhận này gồm 04 trang, trong đó tên chủ sở hữu được ghi ở trang 1.
Phân Biệt Sổ Đỏ Đồng Sở Hữu Và Sổ Đỏ Riêng
Sổ đỏ đồng sở hữu | Sổ đỏ riêng | |
Chủ thể | Từ 02 người trở lên, không có quan hệ vợ chồng hay con cái. | Là 01 hoặc 02 người trở lên có quan hệ vợ chồng, quan hệ con cái. |
Hình thức sổ | Sổ đỏ được cấp cho từng cá nhân có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nếu các cá nhân có yêu cầu thì cấp chung 01 sổ. | Tất cả các cá nhân đứng tên trên 01 sổ. |
Điều kiện cấp | Các chủ thể có thỏa thuận thửa đất là tài sản chung hoặc cùng góp tiền mua và yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận cho các chủ thể này cùng có quyền hạn với thửa đất đó.
Diện tích thửa đất không đủ điều kiện để tách thành nhiều thửa độc lập. Hoặc diện tích thửa đất quá nhỏ không đủ điều kiện để được cấp sổ thì có thể hợp thửa với người khác để được cấp. |
Diện tích thửa đất đủ điều kiện được cấp sổ theo quy định của Luật Đất đai theo từng khu vực, địa phương. |
Quyền hạn của chủ thể | Để thực hiện các giao dịch làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng, quyền sở hữu của các chủ thể thì cần có sự đồng thuận của tất cả những người đứng tên trên sổ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. | Chỉ cần có quyết định của 01 người (là người đứng tên trên sổ đỏ). Hoặc thống nhất ý kiến của cả vợ, chồng, các con (tất cả những người đứng tên trên sổ). |
2. Thủ Tục Đăng Ký Đồng Sở Hữu Đất
- Đơn đăng ký biến động đất đai (mẫu số 09/ĐK)
- Hợp đồng, văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc)
- Văn phòng đăng ký đất đai huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh nơi có đất
- Bộ phận một cửa liên thông
- UBND cấp xã/phường/thị trấn nơi có đất
- Hồ sơ đăng ký đồng sở hữu đất sẽ được tiếp nhận. Sau đó Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện sẽ gửi thông tin sang cơ quan thuế. Để xác định nghĩa vụ tài chính của chủ sở hữu.
- Chủ sở hữu hoàn thành nghĩa vụ tài chính (thuế, lệ phí) theo thông báo. Sau đó Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận thông tin chuyển nhượng vào Sổ địa chính và ghi xác nhận vào Giấy chứng nhận.
- Hồ sơ xin cấp sổ đỏ đồng sở hữu đầy đủ, hợp lệ sẽ được giải quyết trong vòng không quá 10 ngày làm việc (không tính ngày nghỉ lễ, cuối tuần) và không quá 20 ngày làm việc đối với các khu vực vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
3. Câu Hỏi Thường Gặp Và Lưu Ý
Sổ Đỏ Đồng Sở Hữu Có Vay Ngân Hàng Được Không?
Sổ Hồng Đồng Sở Hữu Có Sang Tên Được Không?
Thủ Tục Thêm Người Đồng Sở Hữu Vào Sổ Đỏ Như Thế Nào?
Điều kiện thêm người đồng sở hữu vào sổ đỏ
- Phải có yêu cầu sửa đổi, bổ sung thông tin trên sổ đỏ. Điều này có nghĩa là người đang đứng tên trên sổ đỏ phải có đơn gửi cơ quan có thẩm quyền. Yêu cầu làm thủ tục sửa đổi, bổ sung thêm thông tin người đồng sở hữu đối với thửa đất đã được cấp sổ.
- Phải có văn bản hoặc hợp đồng thỏa thuận (có công chứng) với nội dung thống nhất giữa các bên liên quan về việc thêm người đồng sở hữu trên sổ đỏ.
- Người được thêm vào sổ đỏ đồng sở hữu phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Tại thời điểm thêm người đồng sở hữu. Cần đảm bảo thửa đất không có tranh chấp hay kê biên thi hành án.
Trình tự, thủ tục thêm người đồng sở hữu vào sổ đỏ
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Đơn đăng ký biến động đất đai (mẫu số 09/ĐK)
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc)
- Hợp đồng hoặc văn bản thỏa về việc thêm người đồng sở hữu quyền sử dụng đất.
- Công dân nộp hồ sơ tại một trong các cơ quan có thẩm quyền sau:
- Văn phòng đăng ký đất đai huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh nơi có đất
- Bộ phận một cửa liên thông
- UBND cấp xã/phường/thị trấn nơi có đất
- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ xin thêm người đồng sở hữu vào sổ đỏ có trách nhiệm kiểm tra thông tin và viết giấy biên nhận hồ sơ.
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xử lý yêu cầu, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai về việc đăng ký biến động, thêm tên người đồng sở hữu.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ sẽ thông báo trong vòng 03 ngày và hướng dẫn công dân bổ sung hồ sơ.
- Thời gian trả kết quả cập nhật người đồng sở hữu vào sổ đỏ là không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và không quá 40 ngày với các khu vực vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Thủ Tục Tách Sổ Đỏ Đồng Sở Hữu Như Thế Nào?
Hồ sơ đề nghị tách thửa gồm:
- Đơn đăng ký biến động đất đai (mẫu số 09/ĐK)
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc)
- Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận phân chia quyền sử dụng đất. Quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm chủ sở hữu chung.
- Hợp đồng chuyển nhượng/tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
- Các giấy tờ khác nếu được yêu cầu
Trình tự, thủ tục tách thửa được quy định tại điều 75 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, theo đó:
- Người sử dụng đất nộp hồ sơ đề nghị tách thửa
- Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện đo đạc địa chính để chia tách thửa đất. Lập hồ sơ trình cơ quan cấp sổ đối với thửa đất mới tách. Cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính. Trao sổ cho người được cấp. Hoặc chuyển UBND cấp xã nếu người yêu cầu tách thửa nộp hồ sơ tại xã.
————–
ĐỊA ỐC CÁT LÂM
VP: 183 Hai Bà Trưng, Phường 6, Đà Lạt
Web: https://diaoccatlam.com/
FB: ĐỊA ỐC CÁT LÂM