Vị Trí Quy hoạch phân khu Xô Viết Nghệ Tĩnh
1. Vị trí, giới hạn khu đất
– Quy hoạch phân khu Khu vực đường Xô Viết Nghệ Tĩnh – Thánh Mẫu – Vạn Kiếp (B4) thuộc phường 7 và phường 8 thành phố Đà Lạt, với giới cận như sau:
-
- Phía Bắc giáp: đường Thánh Mẫu.
- Phía Nam giáp: đường Xô Viết Nghệ Tĩnh – Vạn Kiếp và Trung Tâm Văn Hóa Thể Thao.
- Phía Đông giáp: đường Vạn Kiếp.
- Phía Tây giáp: đường Xô Viết Nghệ Tĩnh – Thánh Mẫu và Trung tâm Văn hóa Thể thao.
– Ngoài ra, giáp ranh khu quy hoạch còn có các dự án, công trình công cộng sau: Bệnh viện Nhi; Trung tâm Mục vụ Đà Lạt; Chủng viện Minh Hòa; Trung tâm bồi dưỡng cán bộ dân số; Trường đại học Yersin.
– Quy mô: 84 ha.
2. Địa hình, địa mạo
– Khu vực quy hoạch là vị trí lòng hồ Vạn Kiếp cũ được bao quanh bởi các quả đồi và các trục đường lớn.
– Tại khu vực trung tâm: độ dốc địa hình tương đối thấp(từ 2%-5%), các khu vực xung quanh có độ dốc từ vừa phải đến độ dốc lớn. Khu vực phía Đông Bắc khu quy hoạch có độ dốc lớn nhất (có những vị trí độ dốc > 30%).
– Độ chênh cao từ điểm thấp nhất với điểm cao nhất trong khu vực là 60m.
– Phần lớn địa hình tự nhiên đã bị tác động để canh tác và xây dựng.
3. Thực vật
– Diện tích rau, hoa màu chiếm khoảng 64% diện tích và phân bố ở hầu hết diện tích khu quy hoạch.
4. Thủy văn
– Khu vực quy hoạch có nhánh suối chính là suối Thánh Mẫu chạy dọc chính giữa, tập trung nước về suối Phan Đình Phùng sau đó đổ về suối Cam Ly.
– Toàn bộ lượng nước mưa, một phần nước thải sinh hoạt trong khu vực theo độ dốc địa hình tập trung đổ về suối này.
– Nhánh suối này cũng là nguồn cấp nước tưới canh tác nông nghiệp cho toàn khu.
LÝ DO QUY HOẠCH
1. Sự cần thiết lập quy hoạch
– Căn cứ đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 thì khu vực này được xác định là đất ở mật độ thấp; đất trung tâm giáo dục – đào tạo, nghiên cứu cấp vùng và đất nông nghiệp sạch đô thị.
– Quy hoạch khu vực đường Xô Viết Nghệ Tĩnh – Thánh Mẫu – Vạn Kiếp (khu vực B4) nhằm mục đích bảo đảm phát triển theo định hướng quy hoạch chung đã được phê duyệt.
– Hồ Vạn Kiếp là 1 trong 5 hồ quan trọng của toàn thành phố Đà Lạt trước đây, ngoài chức năng chứa nước còn là một hồ điều hoà cho khu vực trung tâm thành phố, làm sạch tự nhiên khu vực suối Phan Đình Phùng – Cam Ly chảy ngang qua khu trung tâm. Tuy nhiên thời gian qua hồ này đã bị lấn chiếm để làm nông nghiệp, diện tích mặt hồ bị thu hẹp lại thành các dòng suối nhỏ để thoát nước mưa và nước tưới do hoạt động làm nông nghiệp.
– Chỉnh trang đất ở dọc các trục đường chính theo định hướng quy hoạch chung, tạo điều kiện để phát triển khu vực thành một trung tâm giáo dục đào tạo, phục hồi và xây dựng hồ Vạn Kiếp thành hồ điều hòa và hồ cảnh quan đô thị.
– Đưa ra chỉ tiêu quản lý xây dựng cho khu vực, hạn chế việc xây dựng tự phát.
2. Mục tiêu lập quy hoạch
– Xác định các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc, định hướng bố cục không gian và tổ chức mặt bằng tổng thể với hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, phù hợp với quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
– Phục vụ cho công tác phát triển đô thị. Tạo điều kiện kết nối đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố Đà Lạt.
– Đảm bảo tính hiệu quả trong việc sử dụng đất tiết kiệm và hợp lý.
– Phục vụ công tác quản lý đô thị và sử dụng đất theo đúng quy hoạch. Trong khu quy hoạch hạn chế việc di dời, giải tỏa các hộ dân đang sinh sống. Ưu tiên vấn đề chỉnh trang tại chỗ; giải quyết vấn đề nước thải, chất thải theo đúng quy định.
– Hạn chế thay đổi địa hình, nghiên cứu đề xuất mở rộng các tuyến đường hiện hữu. Quy định lộ giới, khoảng lùi.
3. Quan điểm Quy hoạch phân khu Xô Viết Nghệ Tĩnh
– Việc lập quy hoạch phân khu 1/2000 đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phù hợp đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
- Sử dụng hiệu quả quỹ đất; nghiên cứu không gian kiến trúc, hình khối công trình. Khoảng lùi các công trình cụ thể, đảm bảo tính tổng thể và tính đặc trưng khu vực.
————–
ĐỊA ỐC CÁT LÂM
VP: 183 Hai Bà Trưng, Phường 6, Đà Lạt
Web: https://diaoccatlam.com/
FB: ĐỊA ỐC CÁT LÂM